• Trang chủ
  • Tin tức - sự kiện
  • Khoa học và đời sống
Thứ sáu, 25/06/2021 - 07:17

Thử nghiệm xử lý bã thải nuôi trồng nấm bằng chế phẩm sinh học thành nguyên liệu làm giá thể hữu cơ

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều hợp tác xã, hộ gia đình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu từ nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp sẵn có của địa phương như mùn cưa, rơm rạ, bông phế thải. Kết thúc quá trình nuôi trồng nấm, sau khi thu hoạch được sản phẩm là quả thể nấm, các bịch nấm thải bị loại bỏ để tiến hành nuôi trồng lứa tiếp theo.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bã thải sau khi trồng nấm có chứa đạm hữu cơ từ 1,25 - 2,15 %, Tro tổng số 1,42 - 2,05%,  Canxi từ 3,63 - 5,15%, Natri từ 0,21 - 0,33%), Kali từ1.93 - 2.58%), Magie từ 0,45 - 0,82%, ngoài ra còn chứa Sắt, NH4,…độ pH từ 5,8 - 7,7.

Xác định đây là một nguồn nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng có độ ẩm và pH phù hợp với một số loại cây trồng. Trung tâm ứng dụng KH-CN và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tiến hành thử nghiệm xử lý bã thải trồng nấm bằng chế phẩm sinh học chứa các chủng vi sinh vật có lợi như: Streptomyces griseosporeus , Bacillus polyfermenticus , Saccharomyces cerevisiae… có thể phân giải các hợp chất hữu cơ cao phân tử thành các hợp chất hữu cơ đơn phân tử dễ hấp thu cho cây trồng, tạo ra nguồn nguyên liệu chính để phối trộn giá thể hữu cơ trồng rau, hoa và cây cảnh...

Tóm tắt các bước thử nghiệm dùng chế phẩm vi sinh vật ủ bã thải trồng nấm thành nguyên liệu làm giá thể hữu cơ:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

Bịch nấm sau thu hoạch được phân loại, loại bỏ bịch bị nhiễm (bịch bị nhiễm nấm dại màu xanh đen, đỏ; bịch bị thối nhũn). Sau đó loại bỏ túi nilon bao ngoài, làm tơi, tưới ẩm bằng nước vôi (độ ẩm nguyên liệu 60-65%)

Bước 2: Pha dung dịch chế phẩm vi sinh vật:

Tỷ lệ: 1 kg chế phẩm vi sinh vật + 5 kg Rỉ đường + 3 kg Urê + 2 kg Kali trên 1 tấn nguyên liệu bã thải.

Trộn đều các thành phần trên vào thùng chứa, theo thứ tự sau: Cho rỉ đường, urê, kali vào nước sạch, khuấy cho tan hết, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều.

Bước 3: Phối trộn nguyên liệu với chế phẩm vi sinh vật:

Bã thải sau khi xử lý ở bước 1 được trải thành lớp có độ dày 10 -15 cm, sau đó rắc phân lân lên trên (2 kg/ 1 tấn nguyên liệu), sử dụng bình ô doa tưới đều dung dịch vi sinh vật lên bề mặt nguyên liệu. Trộn đều hỗn hợp với nhau. Tiến hành làm tương tự với phần còn lại cho đến hết.

Bước 4:  Ủ đống:

Nguyên liệu được đánh thành đống ủ có chiều cao từ 1,2-1,5m, sau khi đánh đống xong sử dụng lượng dịch vi sinh vật còn lại tưới đều lên bề mặt đống ủ và dùng bạt/nilon che phủ kín bề mặt đống ủ để tránh mưa nắng. Thời gian ủ kéo dài khoảng 1 tháng. Sản phẩm sau khi ủ được phối trộn thêm các các chất phụ gia để làm giá thể hữu cơ trồng rau, hoa và cây cảnh...

Việc thử nghiệm xử lý bã thải nuôi trồng nấm bằng chế phẩm sinh học là hoạt động nghiên cứu thử nghiệm mới của Phòng Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Trung tâm hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giúp tận dụng bịch nấm thải sau nuôi trồng để làm giá thể sạch dùng cho trồng trọt, giảm mùi hôi tránh lãng phí, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người./.

ThS. Lâm Thị Hải Yến - Phòng Nghiên cứu ứng dụng và CGCN

 

Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản chỉ đạo điều hành Lịch công tác Lịch công tác Hồ sơ công việc Hồ sơ công việc CSDL Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn CSDL Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn Thư điện tử Thư điện tử Nông lịch Nông lịch Hạng mục đầu tư Hạng mục đầu tư Thư viện số Thư viện số Sáng kiến, giải pháp </br>đã công nhận Sáng kiến, giải pháp
đã công nhận
CSDL quốc gia về KHCN CSDL quốc gia về KHCN Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Khen thưởng - Xử phạt Khen thưởng - Xử phạt Thống kê - Báo cáo Thống kê - Báo cáo Chuyển đổi số Chuyển đổi số

Liên kết website

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 40
  • Tháng này: 22.151
  • Tổng lượt truy cập: 242.920