Nông lịch

tháng 1

THÁNG 1

Các ngày tiết: Tiểu hàn (Chớm rét): 06/01/2024 (25/11 - Quý Mão)

                     Đại hàn (Giá rét): 20/01/2024 (10/12 - Quý Mão)

I. Khí tượng - Thuỷ văn

1. Khí tượng

Nhiệt độ trung bình tháng 1/2024 phổ biến 15,5 – 16,50C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 5-70C (vùng núi cao nhiệt độ trung bình khoảng 13,5 -14,50C, thấp nhất khoảng 3-50C). Trong tháng có khoảng 08-12 ngày rét đậm rét hại (vùng núi cao khoảng từ 12 đến 18 ngày rét đậm rét hại và khả năng có ngày có băng giá, sương muối). Tổng lượng mưa tháng từ 20 -50mm. Độ ẩm không khí trung bình 83-88%, thấp nhất 35 - 45%. Tổng lượng bốc hơi 30 - 50mm. Tổng số giờ nắng 40 - 70 giờ.

2. Thuỷ văn

Tổng lượng dòng chảy các sông, suối trong Tỉnh xuống thấp, khả năng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Trên sông Cầu phía hạ lưu thuỷ điện Thác Giềng 1 mực nước chịu ảnh hưởng điều tiết của thủy điện với biên độ dao động trong ngày từ 0,5-1,0m.

Dự báo mực nước sông Cầu tại các trạm đo:

- Thác Giềng: Mực nước lớn nhất khoảng 95,10m, thấp nhất khoảng 93,80m.

- Chợ Mới: Mực nước lớn nhất khoảng 50,90m, thấp nhất khoảng 50,40m.

II. Kỹ thuật nông nghiệp

1. Trồng trọt và bảo vệ thực vật

- Cây trồng vụ đông 2023: Tiếp tục thu hoạch những diện tích còn lại.

- Cây trồng vụ xuân: Chuẩn bị đất, phân bón, giống.

+ Cây lúa: Sử dụng các loại giống lúa thuần như: Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hà Phát 3, HDT10, Kim cương 111, nếp 97 ...; các giống lúa lai như: Nhị ưu 838, Sán ưu 63, Việt lai 20, lúa 27P31 ...; và giống lúa chất lượng nhóm Japonica như VAAS 16 (QJ4), Japonica J02.

+ Cây ngô: Sử dụng các giống ngô lai có tiềm năng năng suất như: NK4300, CP511, Biosed 9698, CP3Q, CP999, AG59, HN68, HN88; giống ngô biến đổi gen NK4300 Bt/GT có khả năng kháng sâu đục thân và sâu keo mùa thu cao.

+ Cây dong riềng: Sử dụng giống địa phương, giống DR1 và trồng theo kế hoạch rải vụ.

+ Cây khoai môn: Sử dụng giống địa phương.

+ Cây khoai lang: Sử dụng giống ăn củ chất lượng hoặc ăn lá.

+ Cây đậu tương, cây lạc: Sử dụng các giống đậu tương ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao, gồm các giống DT84, DT90, DT96, VX9-3, DT22 và DT51; các giống lạc như: Lạc đỏ, L14, L27, L29.

+ Cây gừng, nghệ: Sử dụng các giống sạch sâu bệnh.

- Cây thuốc lá: Trồng trong tháng 1, tiếp tục chăm sóc cây con trong vườn ươm và diện tích cây mới trồng. Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày, làm cỏ, vun gốc, chú ý phòng trừ sâu xám, bệnh chết rạp cây con ...

 - Cây rau, màu: Tiếp tục trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch.

- Cây ăn quả: Quét vôi, bón phân, tủ gốc; đốn tỉa cành vô hiệu; chặt bỏ những cây bị bệnh không có khả năng phục hồi.

- Cây chè: Giâm cành chè; chăm sóc đồi chè, làm cỏ, xới xáo đất, bón phân.

2. Chăn nuôi thú y - Thuỷ sản

- Thực hiện tốt công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

- Chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm bố mẹ để chuẩn bị nhân giống.

- Triển khai tháng tiêu độc khử trùng trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

- Giám sát dịch bệnh và đề phòng một số bệnh truyền nhiễm cho đàn vật nuôi (bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Tai xanh lợn trên đàn lợn; bệnh Lở mồm long móng gia súc,…) bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ động vật sang người (bênh dại chó, mèo, bệnh Cúm gia cầm).

- Thủy sản: Tiếp tục nuôi vỗ cá bố mẹ, chống rét cho động vật thủy sản; chuẩn bị ương nuôi cá giống.

III. Lâm nghiệp

1. Lâm sinh

- Lập hồ sơ giao khoán (gia hạn hợp đồng) bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên.

- Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế ngoại nghiệp các công trình trồng rừng.

- Xử lý thực bì, cuốc hố chuẩn bị trồng rừng vụ xuân.

- Tiếp tục thu hái hạt lát hoa, xoan ta, quế, hồi, long não.        

- Gieo ươm hạt giống cây hồi, lát hoa, xoan ta, tông dù, thông mã vĩ.

- Tăng cường công tác bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng và thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng, tổ chức trực phòng chống cháy rừng theo quy định.

- Phòng, chống sương muối gây hại cây con trong vườn ươm như che phủ (rơm rạ, ràng ràng, lưới nilon), tưới nước rửa sương vào buổi sáng sớm.

- Chú ý phòng trừ bệnh thán thư hại cây hồi, bệnh phấn trắng gây hại cây Keo.

2. Khai thác, chế biến

- Thực hiện khai thác, chế biến gỗ rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán, khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (nếu có).

- Chế biến đũa, hàng thủ công, ván xây dựng…

IV.Thuỷ lợi và phòng chống thiên tai

- Tăng cường công tác quản lý, khai thác và vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa để đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch tưới, tiêu cho phù hợp với điều kiện thời tiết, đồng thời triển khai xây dựng và thực hiện phương án phòng chống hạn hán cho cây trồng vụ Xuân

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng mới, tập chung sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét phát dọn hệ thống kênh mương, bảo dưỡng các trạm bơm và máy bơm.

- Thường xuyên theo dõi về tình hình thời tiết, kịp thời thông báo đến người dân biết để chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chủ động triển khai, thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án được phê duyệt.

V. Y tế - Dược liệu

-     Gieo trồng: Bạch đồng nữ, Diệp hạ châu, Đương quy (trồng cây con), Đại hồi, Hương nhu, Hoa Hoè, Ích mẫu, Ké đầu ngựa, Mã đề, Sắn dây, Thầu dầu, Thảo quyết minh.

-     Thu hoạch: Bách bộ, cỏ Mần trầu, củ Bình vôi, Bạc hà, Địa liền, Gấc, Gừng, Kim ngân hoa, Hà thủ ô, Sâm bố chính, Sâm đại hành, Tam thất, Thiên niên kiện, Ý dĩ, Sắn dây, rễ Bạch đồng nữ, Nghệ vàng.

-     Phòng, chống dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp liên quan đến mùa đông - xuân như: Bệnh cúm mùa, bệnh do vi rút Adeno, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, bệnh lao, bệnh tiêu chảy cấp, bệnh tay -chân - miệng, viêm gan do vi rút, sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Corona chủng mới.

-     Biện pháp phòng bệnh: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên giữ ấm cơ thể cho trẻ nhỏ, người già và đưa trẻ em trong độ tuổi đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, đủ liều.

-     Tăng cường tuyên truyền người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2024.

Năm 2024

  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản chỉ đạo điều hành Lịch công tác Lịch công tác Hồ sơ công việc Hồ sơ công việc CSDL Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn CSDL Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn Thư điện tử Thư điện tử Nông lịch Nông lịch Hạng mục đầu tư Hạng mục đầu tư Thư viện số Thư viện số Sáng kiến, giải pháp </br>đã công nhận Sáng kiến, giải pháp
đã công nhận
CSDL quốc gia về KHCN CSDL quốc gia về KHCN Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Khen thưởng - Xử phạt Khen thưởng - Xử phạt Thống kê - Báo cáo Thống kê - Báo cáo Chuyển đổi số Chuyển đổi số

Liên kết website

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 52
  • Tháng này: 22.163
  • Tổng lượt truy cập: 242.932